Chúng ta là sinh viên quốc tế, chúng ta phải biết ta là ai. Chúng ta khác với họ. Để xóa bức tường thành kiến đó, chúng ta phải cởi mở hơn với người Mỹ và với chính mình.
Mình là sinh viên năm 3 đang du học ở Mỹ. Mình muốn chia sẻ với những bạn sắp qua Mỹ du học về suy nghĩ của người Mỹ và những kinh nghiệm làm thế nào để thích nghi với cuộc sống ở đây.
Một tâm lý phổ biến với những người đi du học và mới qua Mỹ là sợ và nhút nhát, khép kín. Tuy nhiên cơ hội ở Mỹ không từ chối ai.
Mình là sinh viên năm 3 đang du học ở Mỹ. Mình muốn chia sẻ với những bạn sắp qua Mỹ du học về suy nghĩ của người Mỹ và những kinh nghiệm làm thế nào để thích nghi với cuộc sống ở đây.
Một tâm lý phổ biến với những người đi du học và mới qua Mỹ là sợ và nhút nhát, khép kín. Tuy nhiên cơ hội ở Mỹ không từ chối ai.
Nhiều người nói rằng người Mỹ phân biệt đối xử với sinh viên quốc tế. Điều đó đúng và hợp lý.
Nhưng hãy tưởng tượng nhé, bạn đang học ở trường đại học ở Việt Nam, một nhóm ngoại quốc ở đâu tới học chung với bạn, nói lơ lớ tiếng Việt, hành xử khác người Việt, không thèm chơi với người Việt, rồi nói chuyện với nhau bằng thứ tiếng lạ hoắc, bạn có khó chịu không?
Người Mỹ cũng như thế. Rào cản bước đầu là vô cùng lớn. Đó là một bức tường thành kiến về sự khác biệt trong văn hóa, ngôn ngữ và hành vi. Muốn đập bức tường đó không hề dễ dàng. Làm được điều đó cần phải đến từ hai phía, bạn và người bạn Mỹ.
Đối với người Mỹ, bản chất họ cũng như chúng ta. Có người tốt, người xấu, người cởi mở và khép kín. Người mà khép kín thì dù bạn là ai đi nữa cũng khó gần với họ.
Bên cạnh đó cần phải hiểu văn hóa ứng xử của người Mỹ. Họ rất lạnh lùng, thực dụng và rất bảo thủ. Một ví dụ dễ thấy, bạn vào một lớp mới, làm quen với một cô bạn Mỹ. Trong suốt quá trình học môn đó, ngày nào hai bạn cũng gặp nhau, trao đổi với nhau về học tập, thậm chí giúp cô ấy rất nhiều. Sau đó, hết học môn, bạn chẳng thấy cô bạn kia liên lạc với mình thì trách họ là vô tâm, lợi dụng mình.
Thật ra người Mỹ rất thực tế, bạn là bạn học (study partner) chứ chưa phải bạn (friend). Muốn xây dựng một tình bạn (friendship) thì cần nhiều thứ hơn là giao tiếp (sở thích, tính cách v.v). Đừng trách họ, đó là văn hóa của họ.
Bạn nên chủ động làm quen với bạn học Mỹ, nói chuyện với họ, bắt đầu với những vấn đề về học tập. Lần đầu tiên chắc chắn sẽ rất ngượng và khó khăn nhưng đừng nản chí. Vấn đề không phải là chúng ta phải kết bạn cho bằng được với người Mỹ.
Như đã nói, người Mỹ có người này người kia, nhưng nhìn chung họ cũng dễ thương lắm. Bên cạnh đó, cố gắng đừng co rú suốt ngày ở lớp rồi về nhà. Rất chán. Hãy tìm một công việc làm thêm nào đó hay tìm một hội nhóm nào đó tham gia.
Theo kinh nghiệm bản thân mình thì một công việc làm thêm vừa giúp bạn kiếm thêm một món tiền khá khá vừa giúp bạn dễ dàng làm quen với nhiều người và giúp cho công việc của bạn sau này rất nhiều. Không nên đi làm chui, vừa nguy hiểm mà chẳng có ích gì cho công việc sau này ra trường.
Một điều nên lưu ý khi xin việc đó là nó không hề dễ dàng, yêu cầu bạn phải năng động, kiên trì và một chút lỳ lợm khôn khéo.Khi nộp đơn xin việc ở trường, chắc chắn số lượng đơn và vị trí công việc chênh nhau rất lớn. Nếu bạn chỉ đơn giản nộp chỗ người ta yêu cầu bạn thì cũng được nhưng xác suất không cao. Theo kinh nghiệm của mình cũng như các bạn mình đó là :
1. Biết cách viết đơn xin việc : những chỗ quan trọng nhất là kinh nghiệm và giờ làm việc cùng mức lương yêu cầu. Với kinh nghiệm, bạn đừng sợ mà 'nổ' một chút (nên nhớ một chút thôi). Không ai có thể kiểm tra bạn được, mà nếu có thì bạn dễ dàng nói rằng chỗ tôi làm hồi đó nó khác (tùy khả năng ứng biến của mỗi người).
Kế đến là giờ làm và mức lương, bạn cứ chọn sao cho dễ dàng cho người tuyển dụng nhất. Nhắc lại, bạn phải nhớ bạn là ai, người tuyển bạn hiểu bạn là sinh viên, họ sẽ xếp cho bạn giờ làm tốt thôi.
2. Vấn đề nộp đơn : Sau khi nộp đơn, đừng ngồi đó mà chờ họ gọi mình lên phỏng vấn. Hãy chủ động hơn. Bạn có thể yêu cầu xin gặp quản lý ở chỗ làm. Họ không phải là người quyết định thuê bạn hay không nhưng họ có thể giúp bạn nhắc nhở ban quản lý về hồ sơ của bạn.
Nên nhớ đây là trường học, họ tạo ra việc làm là để tạo điều kiện cho sinh viên của họ. Rất nhiều người bạn của mình, sau khi nộp đơn đã chủ động lên gặp quản lý rồi nói chuyện thẳng thắn với họ, họ sẽ rất vui vẻ giúp bạn.
3. Nhận được việc chưa phải là tất cả. Nhìn chung, các quản lý cũng rất dễ thương. Họ sẽ huấn luyện bạn rồi giao công việc cho bạn. Bạn sẽ không thể làm tốt công việc ngay từ đầu được nhưng đừng lo. Cái gì không hiều, không biết thì phải hỏi, đừng sợ người khác nghĩ mình dở.
Người Mỹ rất xem trọng việc bạn có tiến bộ hay không. Với họ, mọi người đều khởi đầu như nhau. Một vấn đề quan trọng là bạn phải chịu học hỏi. Thông thường công việc sẽ được phân công ra cho mỗi nhân viên. Bạn nên để ý việc của người khác, xem họ làm thế nào, lúc rảnh thì tới phụ họ.
Bạn sẽ học hỏi được nhiều điều và khi bạn nắm hết việc ở chỗ làm, quản lý sẽ coi trọng bạn hơn và dĩ nhiên bạn sẽ có những sự ưu ái nhất định. Quan trọng là đừng sợ cực, chịu khó học hỏi. Đừng tưởng trong trường là không có chuyện người mới bị ăn hiếp, bị bắt làm nhiều hơn.
Các hội nhóm (nổi bật nhất trường là các hội Greek Fraternity hay Sorority) cũng được nhưng nhớ chọn cho kỹ vì một số hội thật ra chả làm gì ngoài ăn nhậu chơi bời (dân Mỹ nhậu cũng không thua dân Việt Nam mình đâu).
Một điều quan trọng nữa là vấn đề nhà ở. Khi sang Mỹ du học, chắc chăn nhiều bạn sẽ phân vân khi chọn giữa sống trong ký túc xá hay thuê nhà ở ngoài. Ở ký túc xá thì không được nấu nướng, mắc hơn và không tiện nghi bằng ở ngoài. Tuy nhiên bù lại, bạn sẽ kết bạn rất nhiều, rất vui.Trường nào cũng tổ chức rất nhiều hoạt động ngoại khóa và chắc chắn ký túc xá sẽ là nơi đầu tiên được phổ biến.
Nhìn chung, năm đầu sang Mỹ, hội nhập là rất khó nhưng không phải là không làm được. Mọi thứ tùy ở bạn. Bên cạnh tập trung vào chuyện học, phải biết chấp nhận những thứ không thể có và phải có được những thứ không thể thiếu trong môi trường giáo dục ở Mỹ : giao tiếp và hoạt động. Chỉ có lăn ra hoạt động, chịu giao tiếp thì bạn mới có được những cơ hội, những người bạn mới mà thôi.